Bạn nhâm nhi một tách cà phê và nhận ra rằng cà phê làm bạn… mất ngủ! Nhưng cơ chế hoạt động thần kinh của bạn khi đó lại đạt đến một trạng thái khác, chúng tôi gọi nó là “sự thức tỉnh để sáng tạo”…
Điều ấy có nghĩa là gì?
Khi làm việc, các tế bào thần kinh tạo ra một chất gọi là adenosine, phục vụ nhiều mục đích khác nhau nhưng, về căn bản, adenosine hoạt động như một chất làm ức chế truyền dẫn thần kinh, có nghĩa là khi adenoisine tích tụ trong cơ thể, chúng truyền tín hiệu các cơ quan nhận cảm (thụ quan) trong não rằng bộ não cần nghỉ ngơi.
Caffeine, rất thú vị, khi được tiêu thụ vào cơ thể sẽ ngăn các thụ quan, và “nói” với bộ não của bạn rằng, cơ thể không cần nghỉ ngơi. Khi đó, hoạt động thần kinh của bạn vẫn tiếp tục được đi xa, và trong bộ não của bạn lại phát sinh thêm hai chất nữa: dopamine và glutamate.
Dopamine là chất có tác dụng như một chất dẫn truyền thần kinh chính trong não bộ, nó xây dựng và duy trì cầu nối giữa các tế bào thần kinh. Caffeine có trong cà phê ít nhiều duy trì mức dopamine trong não của bạn, giữ tín hiệu giữa các tế bào thần kinh lâu hơn.
Glutamate là chất khác – nó cũng hoạt động khi bạn uống cà phê. Cũng là một chất dẫn truyền thần kinh, glutamate tạo ra một tín hiệu lâu dài giữa các tế bào thần kinh, đồng thời là một thứ giúp nhận thức mạnh mẽ và nâng cao các chức năng học hỏi và ghi nhớ của não bộ.
Dưới tác dụng của Dopamine và Glutamate, tín hiệu mạnh hơn và kéo dài lâu hơn trong hệ thống truyền dẫn thần kinh của não bộ có nghĩa là bạn có nhiều khả năng hơn để kết nối các ý tưởng đã có từ trước. Chính sự kết nối này tạo sự sáng tạo. Vì vậy, cà phê giúp bạn tư duy sáng tạo hơn.
Chúng tôi nghiệm rằng không còn một chất kích thích nào khác có tác dụng kích thích sự Sáng tạo như cà phê. Bạn nghi ngờ ư? Hãy ngồi xuống đây, chúng ta cùng thử một tách tuyệt ngon và là biệt dược cho Sáng tạo xem nào!